Binh lực và kế hoạch Chiến_dịch_Praha

Quân đội Liên Xô và các đồng minh

Quân đội Liên Xô

Phương diện quân Ukraina 1 do nguyên soái I. S. Konev làm tư lệnh, đại tướng I. Ye. Petrov làm tham mưu trưởng. Tổng quân số 806.400 người.[11] Thành phần gồm có[12]:

  • Tập đoàn quân cận vệ 3 do thượng tướng V. N. Gordov chỉ huy.[13] Trong biên chế có:
    • Bộ binh:
      • Quân đoàn 21 gồm các sư đoàn 58, 197, 253.
      • Quân đoàn 76 gồm các sư đoàn 149, 287.
      • Quân đoàn 120 gồm các sư đoàn 106, 127.
      • Các sư đoàn trực thuộc 329 và 389.
    • Pháo binh:
      • Pháo nòng dài: Các lữ đoàn cận vệ 1, cận vệ 40.
      • Lựu pháo: Các lữ đoàn cận vệ 2 và 1528.
      • Hỏa tiễn: Lữ đoàn 163.
      • Pháo chống tăng: Trung đoàn 179.
      • Súng cối: Các trung đoàn 12, 16, 526, 569, cận vệ 8, cận vệ 21, cận vệ 30.
      • Phòng không: Sư đoàn 69 gồm các trung đoàn 1996, 2000, 2004, 2008; Trung đoàn độc lập 1257.
    • Thiết giáp:
      • Quân đoàn xe tăng 25 gồm các lữ đoàn xe tăng 111, 162, 175; Lữ đoàn cơ giới 20; các trung đoàn pháo tự hành 262 (cận vệ chống tăng), 1451; Trung đoàn lựu pháo cận vệ 296; Tiểu đoàn cơ giới trinh sát 53, các trung đoàn súng cối 459 và cận vệ 2; Trung đoàn phòng không 1702.
      • Trung đoàn pháo tự hành 938.
    • Công binh: Các lữ đoàn hỗn hợp 40, 53; Lữ đoàn cầu phao 125.
  • Tập đoàn quân cận vệ 5 do thượng tướng A. S. Zhadov chỉ huy.[14] Trong biên chế có:
    • Bộ binh:
      • Quân đoàn cận vệ 32 gồm các sư đoàn cận vệ 13, 95, 97 và Sư đoàn đổ bộ đường không cận vệ 9.
      • Quân đoàn cận vệ 33 gồm các sư đoàn cận vệ 14, 78 và Sư đoàn 118.
      • Quân đoàn cận vệ 34 gồm các sư đoàn cận vệ 15 và 58.
    • Pháo binh:
      • Sư đoàn pháo hỗn hợp 3 gồm Lữ đoàn pháo nòng dài 15, Lữ đoàn lựu pháo 5, các lữ đoàn hỏa tiễn 1 và cận vệ 25, Lữ đoàn pháo chống tăng 116, Lữ đoàn súng cối 7.
      • Sư đoàn phòng không 29 gồm các trung đoàn 1360, 1366, 1372 và 1374.
      • Các đơn vị trực thuộc: Lữ đoàn lựu pháo 155, các lữ đoàn pháo chống tăng 37 và cận vệ 10, các trung đoàn pháo chống tăng 1073 và 1075, các trung đoàn súng cối 469 và cận vệ 308.
    • Thiết giáp:
      • Quân đoàn xe tăng cận vệ 4 gồm các lữ đoàn xe tăng cận vệ 12, 13, 14; Lữ đoàn cơ giới cận vệ 3; Trung đoàn xe tăng cận vệ 29; các trung đoàn pháo tự hành cận vệ 293 và 298; Trung đoàn pháo nòng dài 1660; Tiểu đoàn cơ giới trinh sát 76; các trung đoàn súng cối 240 và 264; Trung đoàn phòng không cận vệ 120.
      • Các đơn vị trực thuộc: Lữ đoàn xe tăng 150, các trung đoàn xe tăng 39 và 226, Trung đoàn pháo tự hành 1889.
    • Công binh: Lữ đoàn cầu 42, Lữ đoàn kỹ thuật 55.
  • Tập đoàn quân 13 do thượng tướng N. P. Pukhov chỉ huy.[15] Trong biên chế có:
    • Bộ binh:
      • Quân đoàn 24 gồm các sư đoàn 350, 395.
      • Quân đoàn 27 gồm các sư đoàn cận vệ 6, 117 và sư đoàn 280.
      • Quân đoàn 102 gồm các sư đoàn 121 (cận vệ), 147 và 172.
    • Pháo binh:
      • Sư đoàn cận vệ 1 gồm Lữ đoàn pháo nòng dài cận vệ 3, Lữ đoàn pháo chống tăng 98, Lữ đoàn súng cối 30 và Lữ đoàn hỏa tiễn cận vệ 19.
      • Sư đoàn phòng không 10 gồm các trung đoàn 802, 975, 984 và 994.
      • Các đơn vị trực thuộc: Lữ đoàn pháo nòng dài cận vệ 111, Lữ đoàn lựu pháo cận vệ 39, các trung đoàn pháo chống tăng 493 và 1076, các trung đoàn súng cối 128 và cận vệ 323, Trung đoàn phòng không 1287.
    • Thiết giáp: Trung đoàn xe tăng 88, Trung đoàn pháo tự hành chống tăng 327 các trung đoàn pháo tự hành 372 (cận vệ), 768 và 1228.
    • Công binh: Lữ đoàn hỗn hợp 19.
  • Tập đoàn quân 21 do thượng tướng D. N. Gushev chỉ huy.[16] Trong biên chế có:
    • Bộ binh:
      • Quân đoàn 55 gồm các sư đoàn 120, 225 và 285.
      • Quân đoàn 117 gồm các sư đoàn 72, 125 và 282.
      • Quân đoàn 118 gồm các sư đoàn 128, 229, 291.
    • Pháo binh:
      • Sư đoàn hỗn hợp 31 gồm các lữ đoàn 187 (pháo nòng dài), 191 (lựu pháo), 194 (pháo chống tăng), 164 (hỏa tiễn), 51 (súng cối) và tiểu đoàn trinh sát cơ giới cận vệ 38.
      • Sư đoàn hỗn hợp 13 gồm các lữ đoàn 42 (pháo nòng dài), 47 (lựu pháo), 88 và 91 (pháo chống tăng), 101 (hỏa tiễn) và Lữ đoàn súng cối 17.
      • Hỏa tiễn: các trung đoàn 113 và 154.
      • Các đơn vị trực thuộc: Lữ đoàn cận vệ 34 (lựu pháo), Lữ đoàn cận vệ 8 và Trung đoàn 641 (pháo chống tăng), các trung đoàn 104 và cận vệ 88 (súng cối), Sư đoàn phòng không 37 (các trung đoàn 1400, 1404, 1408, 1412), Trung đoàn phòng không 716.
    • Thiết giáp: Trung đoàn xe tăng hạng nặng cận vệ 26; các trung đoàn xe tăng 27, 98; các trung đoàn pháo tự hành 1238 và 1403.
    • Công binh: Lữ đoàn cầu 16 và Lữ đoàn hỗn hợp 52.
  • Tập đoàn quân 28 được điều từ lực lượng dự trữ chiến lược của STAVKA, do trung tướng A. A. Luchinsky chỉ huy.[17] Trong biên chế có:
    • Bộ binh:
      • Quân đoàn cận vệ 3 gồm các sư đoàn cận vệ 50, 54 và 96.
      • Quân đoàn 20 gồm các sư đoàn cận vệ 48, 55 và sư đoàn 20.
      • Quân đoàn 128 gồm các sư đoàn 61, 130 và 152.
    • Pháo binh: Lữ đoàn lựu pháo 157, Trung đoàn pháo chống tăng 530, Trung đoàn súng cối cận vệ 133, Sư đoàn phòng không 33 (các trung đoàn 1378, 1710, 1715 và 1718), Trung đoàn phòng không 607.
    • Công binh: Lữ đoàn hỗn hợp 36.
  • Tập đoàn quân 31 được điều từ Phương diện quân Byelorussia 3 đến, do trung tướng P. G. Shafranov chỉ huy.[18] Trong biên chế có:
    • Bộ binh:
      • Quân đoàn 36 gồm các sư đoàn 173, 176, 352.
      • Quân đoàn 44 gồm các sư đoàn 62, 174, 220.
      • Quân đoàn 71 gồm các sư đoàn 54, 88, 331.
    • Pháo binh: Lữ đoàn lựu pháo 149, Trung đoàn hỏa tiễn 392, Trung đoàn pháo chống tăng 529, Trung đoàn phòng không 1478.
    • Thiết giáp: Các trung đoàn pháo tự hành 926, 959; Trung đoàn xe bọc thép 52.
    • Công binh: Lữ đoàn hỗn hợp 31.
  • Tập đoàn quân 52 do thượng tướng K. A. Koroteev chỉ huy.[19] Trong biên chế có:
    • Bộ binh:
      • Quân đoàn 48 gồm các sư đoàn 111, 116, 213.
      • Quân đoàn 73 gồm các sư đoàn 31, 50, 214.
      • Quân đoàn 78 gồm các sư đoàn 254, 373.
    • Pháo binh:
      • Sư đoàn hỗn hợp 4 gồm các lữ đoàn 168 (pháo nòng dài), 171 (lựu pháo), cận vệ 50 (chống tăng), 37 (súng cối), 49 (súng cối tự hành).
      • Các đơn vị trực thuộc: Lữ đoàn lựu pháo 145, các lữ đoàn 26 và cận vệ 9 (chống tăng), các trung đoàn 640, 1322, cận vệ 51 và cận vệ 357 (chống tăng), các trung đoàn 476, 490, 497, cận vệ 35 và cận vệ 65 (súng cối), Sư đoàn phòng không 231 (các trung đoàn 1044, 1334, 1340, 1346), Trung đoàn phòng không cận vệ 162.
    • Thiết giáp: Lữ đoàn pháo tự hành 8, Trung đoàn xe tăng 124.
    • Công binh: Lữ đoàn hỗn hợp 58.
  • Tập đoàn quân 59 do trung tướng I. T. Korovnikov chỉ huy.[20] Trong biên chế có:
    • Bộ binh:
      • Quân đoàn 48 gồm các sư đoàn 13 và 80.
      • Quân đoàn 93 gồm các sư đoàn 98, 239 và 391.
      • Quân đoàn 115 gồm các sư đoàn 92, 135 và 245.
      • Các sư đoàn trực thuộc 286 và 314.
    • Pháo binh: Lữ đoàn lựu pháo 127, Trung đoàn hỏa tiễn 116, Lữ đoàn 18 và Trung đoàn 883 (pháo chống tăng), các trung đoàn 127 và cận vệ 70 (súng cối); Sư đoàn phòng không 43 (các trung đoàn 464, 635, 1463 và 1464), Trung đoàn phòng không 1470.
    • Thiết giáp: Các trung đoàn pháo tự hành 806 và 952.
    • Công binh: Lữ đoàn hỗn hợp 21.
  • Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 3 do thượng tướng P. S. Rybalko chỉ huy[21]. Trong biên chế có:
    • Quân đoàn xe tăng cận vệ 6 gồm có:
      • Xe tăng: Các lữ đoàn cận vệ 51, 52, 53.
      • Pháo tự hành: các trung đoàn cận vệ 385 (chống tăng), 1893 và 1894.
      • Cơ giới: Lữ đoàn cận vệ 22, tiểu đoàn trinh sát cận vệ 3.
      • Pháo binh: các trung đoàn 1645 (nòng dài), 372 (lựu pháo), cận vệ 272 và 439 (súng cối), cận vệ 286 (phòng không).
    • Quân đoàn xe tăng cận vệ 7 gồm có:
      • Xe tăng: Các lữ đoàn cận vệ 54, 55, 56.
      • Pháo tự hành: các trung đoàn cận vệ 384 (chống tăng) và 702.
      • Cơ giới: Lữ đoàn cận vệ 23, tiểu đoàn trinh sát cận vệ 4.
      • Pháo binh: các trung đoàn 408 (nòng dài), cận vệ 440 và 467 (súng cối), cận vệ 287 (phòng không).
    • Quân đoàn cơ giới 9 gồm có:
      • Xe tăng: Lữ đoàn 91.
      • Pháo tự hành: các trung đoàn cận vệ 383 (chống tăng), 1507 và 1987.
      • Cơ giới: Lữ đoàn 69, 70, 71, Tiểu đoàn trinh sát cơ giới 100.
      • Pháo binh: các trung đoàn cận vệ 441 và 616 (súng cối), 1719 (phòng không).
    • Các đơn vị trực thuộc:
      • Thiết giáp: Lữ đoàn pháo tự hành 16, Trung đoàn xe tăng hạng nặng cận vệ 57.
      • Cơ giới: Trung đoàn cơ giới 50, Tiểu đoàn trinh sát cơ giới 39.
      • Pháo binh: Lữ đoàn pháo nòng dài 19, Trung đoàn súng cối cận vệ 91, các trung đoàn phòng không 1381 và 1394.
      • Công binh: Lữ đoàn cầu 19, Trung đoàn xe kỹ thuật 90.
      • Không quân: Phi đội không quân trinh sát, liên lạc 372.
  • Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 4 do thượng tướng D. D. Lelyushenko chỉ huy.[22] Trong biên chế có:
    • Quân đoàn cơ giới cận vệ 5 gồm có:
      • Xe tăng: Lữ đoàn cận vệ 24.
      • Pháo tự hành: Trung đoàn cận vệ 379 (chống tăng), các trung đoàn 1447 và cận vệ 104.
      • Cơ giới: Các lữ đoàn cận vệ 10, 11, 12; Tiểu đoàn trinh sát cận vệ 2.
      • Pháo binh: các trung đoàn súng cối 285 và cận vệ 11, Trung đoàn phòng không 763.
    • Quân đoàn cơ giới cận vệ 6 gồm có:
      • Xe tăng: Lữ đoàn xe tăng hạng nặng cận vệ 28, Trung đoàn xe tăng 56.
      • Pháo tự hành: các trung đoàn 1433, 1727.
      • Cơ giới, các lữ đoàn cận vệ 16, 17; Lữ đoàn 49; Tiểu đoàn trinh sát 95.
      • Pháo binh: các trung đoàn súng cối cận vệ 52, 240; Trung đoàn phòng không cận vệ 427.
    • Quân đoàn xe tăng cận vệ 10 gồm có:
      • Xe tăng: các lữ đoàn cận vệ 61, 62, 63; Trung đoàn xe tăng hạng nặng cận vệ 72.
      • Pháo tự hành: Trung đoàn 1222.
      • Cơ giới: Lữ đoàn cận vệ 29, Tiểu đoàn trinh sát cận vệ 7.
      • Pháo binh: Trung đoàn 1689 (nòng dài), các trung đoàn cận vệ 248 và 299 (súng cối), Trung đoàn phòng không cận vệ 359.
    • Các đơn vị trực thuộc:
      • Thiết giáp: Lữ đoàn cận vệ 68, Lữ đoàn cận vệ 13 (xe tăng hạng nặng), Lữ đoàn pháo tự hành cận vệ 70, Trung đoàn cơ giới 51.
      • Pháo binh: Lữ đoàn pháo nòng dài 200, Trung đoàn súng cối cận vệ 312, Sư đoàn phòng không cận vệ 6 (các trung đoàn cận vệ 431, 432, 433 và 434).
      • Công binh: Lữ đoàn cầu 20, Trung đoàn xe kỹ thuật cận vệ 119.
      • Không quân: Phi đội trinh sát, liên lạc 225.
  • Tập đoàn quân không quân 2 do thượng tướng không quân S. A. Kravsovskiy chỉ huy[23]. Thành phần gồm có:
    • Máy bay ném bom:
      • Quân đoàn 4 gồm các sư đoàn 202 và 219.
      • Quân đoàn cận vệ 6 gồm các sư đoàn cận vệ 1 và 8.
      • Sư đoàn ném bom ban đêm 208.
    • Máy bay cường kích:
      • Quân đoàn cận vệ 1 gồm các sư đoàn cường kích cận vệ 8, 9 và Sư đoàn tiêm kích cận vệ 12.
      • Quân đoàn cận vệ 2 gồm các sư đoàn cường kích cận vệ 5, 6 và Sư đoàn tiêm kích cận vệ 11.
      • Quân đoàn 3 gồm các sư đoàn cường kích 307, 308 và Sư đoàn tiêm kích 181.
      • Các trung đoàn cường kích cận vệ 98 và 193.
    • Máy bay tiêm kích:
      • Quân đoàn 2 gồm các sư đoàn 7 (cận vệ) và 322.
      • Quân đoàn 5 gồm các sư đoàn 8 (cận vệ) và 256.
      • Quân đoàn cận vệ 6 gồm các sư đoàn cận vệ 9, 22 và 23.
    • Trợ chiến: Trung đoàn thông tin 118, Trung đoàn kỹ thuật 203, Trung đoàn vận tải 228, Trung đoàn tìm kiếm cứu hộ, liên lạc cận vệ 4, Cụm căn cứ vùng 23 không quân.
  • Các đơn vị trực thuộc phương diện quân:
    • Quân đoàn cơ giới cận vệ 7 gồm các lữ đoàn cơ giới cận vệ 24, 25, 26; Lữ đoàn xe tăng cận vệ 57, các trung đoàn pháo tự hành cận vệ 355 (chống tăng), cận vệ 291 và 1820; Tiểu đoàn trinh sát cơ giới cận vệ 5, các trung đoàn súng cối cận vệ 410 và 468; Trung đoàn phòng không cận vệ 288, Lữ đoàn cầu phao 25, các tiểu đoàn kỹ thuật cận vệ 15 và 28.
    • Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1 của trung tướng V. K. Baranov chỉ huy, gồm các sư đoàn kỵ binh cận vệ 1, 2, 7; Trung đoàn pháo tự hành 1244; Trung đoàn súng cối cận vệ 1 và 143; Trung đoàn xe tăng cận vệ 1, Trung đoàn cơ giới trinh sát cận vệ 1, Lữ đoàn phòng không cơ giới cận vệ 1, Trung đoàn phòng không 319.
    • Thiết giáp: Lữ đoàn xe tăng 16, các trung đoàn pháo tự hành cận vệ 274 (chống tăng), cận vệ 356 và 416, 1198, 1295, 1976 và 1977; các trung đoàn xe bọc thép 21, 45, 49 và 58.
    • Pháo binh:
      • Sư đoàn 7 Katyusha.
      • Sư đoàn 17 gồm Lữ đoàn 37 (nòng dài); Lữ đoàn hỏa tiễn 108, các lữ đoàn 39, 50 (lựu pháo); Lữ đoàn 92 (chống tăng); Lữ đoàn 22 (súng cối).
      • Các đơn vị lẻ: Trung đoàn cận vệ 14 (nòng dài); các lữ đoàn cận vệ 11 và 53, các trung đoàn 756 và 1497 (chống tăng), Lữ đoàn 35 (súng cối), các trung đoàn 1288 và 1678 (phòng không) các tiểu đoàn cận vệ 22 và 332 (súng phun lửa).
    • Không quân: Phi đội liên lạc, trinh sát 1002.
    • Công binh: Lữ đoàn cầu 22; các lữ đoàn cầu phao 3, 6; Lữ đoàn công trình 16; các tiểu đoàn dò mìn 38, 159; các tiểu đoàn kỹ thuật 27, 70.

Phương diện quân Ukraina 2 do nguyên soái R. Ya. Malinovsky làm tư lệnh, đại tướng M. V. Zakharov làm tham mưu trưởng. Tổng quân số 613.400 người.[24]

  • Tập đoàn quân 46 do trung tướng A. V. Petrushevskiy chỉ huy, được trả về sau Chiến dịch Viên ngày 16 tháng 4 năm 1945. Thành phần gồm có:
    • Bộ binh:
      • Quân đoàn cận vệ 10 gồm các sư đoàn cận vệ 49, 86 và Sư đoàn 297.
      • Quân đoàn cận vệ 18 gồm Sư đoàn cận vệ 109 và các sư đoàn 52, 317.
      • Quân đoàn 23 gồm các sư đoàn 19, 223, 252.
      • Quân đoàn 68 gồm các sư đoàn 53, 99.
      • Quân đoàn 75 gồm các sư đoàn 59 và 180.
    • Pháo binh:
      • Sư đoàn hỗn hợp cận vệ 5 gồm Lữ đoàn pháo nòng dài 71; Lữ đoàn lựu pháo cận vệ 17; Lữ đoàn sơn pháo 67; Lữ đoàn pháo chống tăng 95; Lữ đoàn hỏa tiễn cận vệ 18; Lữ đoàn súng cối 27.
      • Sư đoàn hỗn hợp 30 Lữ đoàn pháo nòng dài 185; Lữ đoàn lựu pháo 190; Lữ đoàn pháo chống tăng 192; Lữ đoàn hỏa tiễn 195; Lữ đoàn súng cối 45; Lữ đoàn súng cối tự hành 34; Lữ đoàn cơ giới cận vệ 37.
      • Các đơn vị trực thuộc Tập đoàn quân: Trung đoàn súng phun lửa cận vệ 6; Lữ đoàn lựu pháo cận vệ 45; Lữ đoàn hỏa tiễn cận vệ 92; các lữ đoàn pháo chống tăng 11, 12; Trung đoàn pháo chống tăng 437; Trung đoàn súng cối 462.
    • Pháo phòng không:
      • Sư đoàn phòng không 11 gồm các trung đoàn 804, 976, 987, 996.
      • Trung đoàn phòng không độc lập 1651.
    • Thiết giáp:
      • Quân đoàn xe tăng 23 do trung tướng xe tăng A. O. Akhmanov chỉ huy; gồm các Lữ đoàn xe tăng 3, 39, 135; Lữ đoàn cơ giới 56; Trung đoàn pháo nòng dài tự hành 1669; Trung đoàn pháo tự hành 1443; Trung đoàn pháo chống tăng 1501; Tiểu đoàn cơ giới trinh sát 82; Trung đoàn súng cối 457; Trung đoàn hỏa tiễn cận vệ 442; Trung đoàn phòng không 1697.
      • Quân đoàn cơ giới cận vệ 2 do trung tướng xe tăng K. V. Sviridov chỉ huy, gồm các lữ đoàn cơ giới cận vệ 4, 5, 6; Lữ đoàn xe tăng cận vệ 37; Trung đoàn xe tăng hạng nặng cận vệ 30; các trung đoàn pháo tự hành 251 (cận vệ) và 1509; Tiểu đoàn trinh sát cơ giới cận vệ 99; Trung đoàn súng cối 524; Trung đoàn hỏa tiễn cận vệ 408; Trung đoàn phòng không 159
      • Các trung đoàn pháo tự hành 991, 1505, 1897 (trực thuộc tập đoàn quân)
    • Công binh: Lữ đoàn hỗn hợp 51.
  • Các đơn vị khác thuộc phương diện quân tham gia chiến dịch có thành phần tương tự như trong Chiến dịch tấn công Bratislava-Brno.[12]

Phương diện quân Ukraina 4 do đại tướng A. I. Yeryomenko làm tư lệnh, thượng tướng L. M. Sandalov làm tham mưu trưởng. Tổng quân số 350.900 người.[11] Thành phần các đơn vị không thay đổi đáng kể so với Chiến dịch tấn công Moravská-Ostrava.

Quân đội Ba Lan

  • Tập đoàn quân Ba Lan 2 do trung tướng Karol Swierczewski chỉ huy, đại tá Edmund Pschulkovsky làm tham mưu trưởng. Quân số 96.500 người.[11] Thành phần gồm có:[12]
    • Bộ binh: Các sư đoàn 5, 7, 8, 9, 10.
    • Pháo binh: Trung đoàn lựu pháo 8, các trung đoàn pháo chống tăng 9, 14; Trung đoàn súng cối 3; Sư đoàn phòng không 3 gồm các trung đoàn 61, 66, 69, 75.
    • Thiết giáp:
      • Quân đoàn xe tăng 1 gồm các lữ đoàn xe tăng 2, 3, 4; Lữ đoàn cơ giới 1; Các trung đoàn pháo tự hành 24, 25, 27; Tiểu đoàn trinh sát cơ giới 2, Trung đoàn súng cối 2, Trung đoàn phòng không 26.
      • Các đơn vị trực thuộc tập đoàn quân: Trung đoàn xe tăng 5, Trung đoàn pháo tự hành 28.
  • Sư đoàn pháo binh Ba Lan 2 thuộc Bộ Tổng chỉ huy quân đội Ba Lan, được phối thuộc cho Tập đoàn quân Ba Lan 2. Thành phần gồm có Lữ đoàn 6 (pháo nòng dài), Lữ đoàn 8 (lựu pháo), Lữ đoàn 7 (súng cối), Trung đoàn 6 (hỏa tiễn.

Quân đội Romania

Được phối thuộc cho Phương diện quân Ukraina 2 gồm 2 tập đoàn quân. Tổng quân số 139.500 người.[11] Thành phần không thay đổi đáng kể so với Chiến dịch tấn công Bratislava-Brno.

Quân đội Tiệp Khắc

Quân đoàn Tiệp Khắc 1 chiến đấu trong đội hình Phương diện quân Ukraina 4. Tổng quân số 48.400 người.[11] Thành phần không thay đổi đáng kể so với Chiến dịch tấn công Moravská-Ostrava.

Kế hoạch

Sau khi đánh chiếm Berlin, quân đội Liên Xô tiếp tục thực hiện các chiến dịch và các cuộc chuyển quân để tiến tới tuyến phân giới trên chiến trường châu Âu như đã thỏa thuận với các nước Đồng Minh chống phát xít tại Hội nghị Yalta. Tại Tiệp Khắc, một khối quân lớn thuộc Cụm Tập đoàn quân Trung tâm (Đức) vẫn tiếp tục kháng cự tại khu vực Olomouc. Các đơn vị Đức thất trận tại Viên, Morava, Thượng Silesia đều rút quân về hướng thủ đô Tiệp Khắc. Tình hình tiến triển rất nhanh chóng buộc Bộ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô phải có các biện pháp nhằm nhanh chóng đánh bại Cụm tập đoàn quân Trung tâm rất mạnh của Đức và giải phóng Tiệp Khắc. Tối 30 tháng 4 năm 1945, I. V. Stalin ra chỉ thị cho R. Ya. MalinovskyA. I. Yeryomenko:

Các lực lượng chủ yếu của hai phương diện quân phải triển khai sang phía Tây và mở các mũi đột kích vào hướng chung đến Jihlava và Praha. Đến ngày 12 hoặc muộn nhất đến ngày 14 tháng 5 phải chiếm được tuyến Jihlava - Úlibice - Gorón, sau đó tiến đến tuyến sông Vltava và đánh chiếm Praha.
— I. V. Stalin.[3]

STAVKA cũng chỉ thị cho nguyên soái Konev:

Trước ngày 3 tháng 5, phải kết thúc việc bao vây và tiêu diệt tàn quân của Tập đoàn quân 9 và Tập đoàn quân 12 (Đức) trên khu vực Luckenwalde. Từ ngày 6 tháng 5, tuyến phân giới giữa các phương diện quân vẵn bắt đầu từ Luben và được điều chỉnh xuống phía Nam đến Wittenberg.
— STAVKA.[25]

Tuy nhiên, Bộ Tổng tham mưu Liên Xô khi nghiên cứu so sánh binh lực trên chiến trường đã chỉ ra rằng Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) gồm gần 1 triệu quân và Cụm tập đoàn quân Áo (Đức) có hơn nửa triệu quân sẽ không dễ dàng để cho các phương diện quân Ukraina 2 và 4 (Liên Xô) hoàn thành nhiệm vụ. Chiến tranh có thể sẽ kéo dài thêm nửa tháng hoặc lâu hơn nữa trong khi các sự kiện sắp tới có thể sẽ quyết định vận mệnh của các dân tộc ở Tiệp Khắc.[26] Vì vậy cần phải mở một mũi đột kích mạnh từ phía Bắc Praha mới có thể nhanh chóng kết liễu Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) đang đóng tại Tiệp Khắc. Để Phương diện Ukraina 1 của nguyên soái I. S. Konev có thể rảnh tay bên sườn phải và tập trung đột kích nhanh đến Praha, rạng sáng ngày 1 tháng 5, Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô (STAVKA) chỉ thị cho nguyên soái G. K. Zhukov điều các tập đoàn quân 3, 33 và 69 bên cánh trái Phương diện quân Byelorussia 1 thay thế cho các tập đoàn quân cận vệ 3, cận vệ 5, xe tăng cận vệ 3, xe tăng cận vệ 4 trên hướng Wittenberg. Bốn tập đoàn quân cận vệ và xe tăng cận vệ được rút ra này phải mở hai mũi đột kích đồng tâm cực mạnh xuống phía Nam vào hướng Tây Praha, phối hợp với mũi đột kích của Phương diện quân Ukraina 2 khép vòng vây xung quanh Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) ở phía Tây và phía Nam Tiệp Khắc.[27] Phương diện quân Ukraina 4 được lệnh tấn công liên tục vào chỗ lồi Olomouc - Přerov - Prostějov, giam chân chủ lực quân Đức tại phía Đông Praha trong vùng núi Rudnia và Sudetes.[3]

Đêm ngày 3 rạng ngày 4 tháng 5, Bộ Tổng tham mưu Liên Xô đã xây dựng xong kế hoạch chiến dịch Praha, chiến dịch tấn công chiến lược cuối cùng của quân đội Liên Xô tại châu Âu trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Lúc 1 giờ 10 phút ngày 4 tháng 5, nguyên soái I. S. Konev, tư lệnh Phương diện quân Ukraina 1 nhận được mệnh lệnh tác chiến của STAVKA:

Các tập đoàn quân bên cánh phải của phương diện quân phải chuyển sang tấn công mãnh liệt dọc hai bên bờ sông Elbe theo hướng chung đến Praha nhằm tiêu diệt cụm quân Đức đang đóng tại khu vực từ Dresden đến Görlitz. Các tập đoàn quân xe tăng đến ngày thứ sáu của chiến dịch phải chiếm được Praha, thủ đô của Tiệp Khắc.
— STAVKA[28]

Chiều ngày 4 tháng 5, tại Sở chỉ huy tiền phương của Phương diện quân Ukraina 1 đóng ở Finsterwalder, nguyên soái Ivan Stepanovich Konev đã gặp gỡ tướng 4 sao Omar Nelson Bradley, tư lệnh Cụm tập đoàn quân 12 (Hoa Kỳ) và các sĩ quan tùy tùng của ông. Tại cuộc gặp, tướng Omar N. Bradley đã đề nghị được giúp đỡ quân đội Liên Xô tiêu diệt cánh quân Đức đóng ở Tiệp Khắc. I. S. Konev cảm ơn thiện ý của đồng minh Hoa Kỳ. Tuy nhiên, xét thấy đề nghị đó vi phạm tuyến phân giới giới hạn tiến quân của các bên đồng minh ở Trung Âu dọc theo các dòng sông Elbe, Mulde qua Chemnitz, Karlovy Vary, Plzeň đến České Budějovice, I. S. Konev cho rằng việc chấp nhận sự giúp đỡ đó nằm ngoài thẩm quyền của ông khi không có thỏa thuận ở cấp lãnh đạo cao nhất của hai bên thay đổi tuyến phân giới đã ấn định. I. S. Konev cũng cam đoan rằng cánh quân Đức tại Tiệp Khắc nhất định sẽ bị quân đội Liên Xô đánh tan trong thời hạn ngắn nhất có thể.[25]

Quân đội Đức Quốc xã và ROA

Đức Quốc xã

Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) do thống chế Ferdinand Schörner chỉ huy, trung tướng Oldwig von Natzmer làm tham mưu trưởng. Binh lực gồm có:

  • Tập đoàn quân xe tăng 1 do thượng tướng Walther Nehring chỉ huy. Trong biên chế có:
    • Quân đoàn xe tăng 24 của trung tướng Walter Hartmann, thành phần bao gồm:
      • Xe tăng: Sư đoàn 1 và Sư đoàn "Clausewitz".
      • Bộ binh: Sư đoàn 84 và Sư đoàn "Schlageter".
    • Quân đoàn bộ binh 11 của thiếu tướng Hanns-Hubert Struff, thành phần bao gồm:
      • Sư đoàn bộ binh 94 và Sư đoàn trượt tuyết 1.
      • Các cụm tác chiến sư đoàn 344 và 371.
      • Một phần sư đoàn xe tăng 5 SS "Wiking".
    • Quân đoàn bộ binh sơn chiến 49 của thượng tướng Karl von Le Suire, thành phần bao gồm:
      • Sư đoàn sơn chiến 4.
      • Các cụm tác chiến sư đoàn 78 và 320.
    • Quân đoàn bộ binh 59 của trung tướng Ernst Sieler, thành phần bao gồm:
      • Xe tăng: Các sư đoàn 16, 19.
      • Bộ binh: Các sư đoàn 544 và 715.
    • Quân đoàn bộ binh 72 của trung tướng Werner Schmidt-Hammer, thành phần bao gồm các sư đoàn bộ binh 253, 254 và 304.
  • Tập đoàn quân xe tăng 4 do thượng tướng xe tăng Fritz-Hubert Gräser chỉ huy. Trong biên chế có:
    • Quân đoàn xe tăng 57 của thượng tướng Friedrich Kirchner, thành phần bao gồm:
      • Xe tăng: Sư đoàn 8, Lữ đoàn 103.
      • Bộ binh: Sư đoàn "Führer-Begleit".
    • Quân đoàn xe tăng "Groß-Deutschland của thượng tướng Georg Jauer. Thành phần gồm có:
      • Xe tăng: Sư đoàn 21, các cụm tác chiến sư đoàn xe tăng "Hermann Göring" và "Brandenburg".
      • Bộ binh: Sư đoàn dự bị 615.
    • Quân đoàn bộ binh 90 của tướng Erich Petersen, thành phần bao gồm các sư đoàn bộ binh nhẹ 36 và 47.
    • Cụm tác chiến quân đoàn Kohlsdorfen.
    • Cụm tác chiến quân đoàn Moser.
  • Tập đoàn quân 7 do thượng tướng Hans von Obstfelder chỉ huy từ mặt trận phía Tây rút về. Trong biên chế có:
    • Quân đoàn bộ binh 12 (tái lập) của tướng Herbert Osterkamp, thành phần gồm các sư đoàn dự bị 260, 267 và 412.
    • Quân đoàn bộ binh 13 (tái lập) của tướng Walther Lucht, thành phần gồm có:
      • Xe tăng: Sư đoàn 2.
      • Bộ binh: các sư đoàn 79, 352, tàn quân của các sư đoàn bộ binh nhẹ 9 và 276.
  • Tập đoàn quân 17 do thượng tướng Wilhelm Hasse chỉ huy. Trong biên chế có:
    • Quân đoàn xe tăng 40 của thượng tướng Siegfried Henrici, thành phần gồm có:
      • Xe tăng: Cụm tác chiến sư đoàn xe tăng 25.
      • Bộ binh SS: Sư đoàn cảnh vệ SS 35, Lữ đoàn SS "Dirlewanger".
      • Bộ binh: các sư đoàn dự bị 100 và 608.
    • Quân đoàn bộ binh 8 của tướng Horst von Mellenthin (bị Tập đoàn quân 6 (Liên Xô) bao vây ở Breslaw, không tham gia chiến dịch).
    • Quân đoàn bộ binh 17 của tướng Otto Tiemann, thành phần gồm có:
      • Xe tăng: Sư đoàn 20.
      • Bộ binh: Sư đoàn 359, Cụm tác chiến sư đoàn bộ binh nhẹ 8.

Cánh trái của Cụm tập đoàn quân Áo do thượng tướng Lothar Rendulic làm tư lệnh:

  • Tập đoàn quân 8 do thượng tướng Hans Kreysing chỉ huy. Trong biên chế có:
    • Quân đoàn xe tăng 4 của thượng tướng xe tăng Ulrich Kleemann, thành phần bao gồm:
      • Xe tăng: Sư đoàn xe tăng 10 SS.
      • Bộ binh: Các sư đoàn 46, 271, 357; Cụm tác chiến sư đoàn 211.
    • Quân đoàn bộ binh 43 của tướng Arthur Kullmer, thành phần bao gồm:
      • Bộ binh: Sư đoàn dự bị 207, các sư đoàn biệt kích "Windau" và "Küste".
      • Hỗn hợp: Các cụm tác chiến Đông, Bắc, Đông Bắc, Đông Nam.
    • Quân đoàn bộ binh 67, thành phần bao gồm Sư đoàn bộ binh 89 và sư đoàn bộ binh nhẹ 277.
    • Quân đoàn xe tăng 2 SS (thuộc Tập đoàn quân xe tăng 6 SS) do tướng Wilhelm Bittrich chỉ huy, thành phần bao gồm:
      • Xe tăng: Sư đoàn xe tăng 2 SS, Sư đoàn xe tăng 9 SS, Sư đoàn xe tăng 23.
      • Bộ binh: Sư đoàn 44 "Deutschmeister".

Quân đội ROA

  • Quân đoàn Nga do tướng Boris Alekseyevich Shteyfon chỉ huy. Thành phần gồm có:
    • Sư đoàn bộ binh 1 của thiếu tướng Sergey Kuzmich Bunyachenkoa[›]; gồm 4 trung đoàn bộ binh, 2 tiểu đoàn trinh sát, 2 tiểu đoàn phòng không và 3 tiểu đoàn trợ chiến.
    • Sư đoàn bộ binh 2 (nguyên là sư đoàn 650 - Đức) của thiếu tướng Grigory Alekseyevich Zvelevb[›]; gồm 3 trung đoàn bộ binh, 1 trung đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn cảnh vệ và 3 tiểu đoàn trợ chiến.
    • Sư đoàn bộ binh 3 của thiếu tướng Mikhail Mikhailovich Shapovalovc[›] 11.000 quân không có vũ khí.
  • Quân đoàn kỵ binh Cossack SS 15 do trung tướng Helmuth von Pannwitz (Đức) chỉ huy. Thành phần gồm có:
    • Sư đoàn kỵ binh Cossack 1 gồm các trung đoàn kỵ binh Cossack Sông Đông 1, Cossack Kuban 4, Cossack Siberia 2 và Trung đoàn pháo binh Cossack 1.
    • Sư đoàn kỵ binh Cossack 2 gồm các trung đoàn kỵ binh Cossack Kuban 3, Cossack Sông Đông 5, Cossack Terek 6 và Trung đoàn pháo binh Cossack 2.
    • Lữ đoàn biệt kích Cossack gồm 2 trung đoàn biệt kích và 1 tiểu đoàn kỵ binh trinh sát.
    • Các tiểu đoàn hậu cần trợ chiến.
  • Sư đoàn không quân ROA của thiếu tướng Victor Ivanovich Maltsevd[›]; gồm 2 trung đoàn không quân hỗn hợp và 1 trung đoàn huấn luyện; đến tháng 5 năm 1945, bị mất toàn bộ máy bay và chiến đấu như bộ binh.
  • Sư đoàn cảnh vệ ROA của thiếu tướng Fyodo Ivanovich Trukhine[›]; gồm 2 trung đoàn biệt kích và 1 tiểu đoàn kỵ binh. Quân số khoảng 5.000 người.
  • Trại Cossack do Sultan Giray chỉ huy, rút chạy từ mặt trận Ý sang gồm 24.000 lính Cossack và dân thường.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_dịch_Praha http://www.armchairgeneral.com/rkkaww2/maps/1945W/... http://rus-sky.com/history/library/w/w06.htm#_Toc5... http://rus-sky.com/history/library/w/w06.htm#_Toc5... http://www.rozhlas.cz/historie/valka/_zprava/16781... http://www.rozhlas.cz/wwii/osvobozeni/_zprava/kvet... http://www.rozhlas.cz/wwii/rozhlas/_zprava/zvukove... http://www.sds.cz/view.php?cisloclanku=2006050801 http://bdsa.ru/index.php?option=com_content&task=v... http://bdsa.ru/index.php?option=com_content&task=v... http://bdsa.ru/index.php?option=com_content&task=v...